Bài học tài chính thực tế để mua nhà trả góp

Ở Canada rất nhiều người vỡ nợ hoặc làm nô lệ dù thu nhập không hề thấp. Vì họ không phân biệt được thế nào là nợ kinh doanh (good debt) và thế nào là nợ tiêu

Câu trả lời: KHÔNG, KHÔNG VÀ KHÔNG.

Người Việt Nam có một văn hoá là tiêu tiền mặt. Có tiền mặt thì mua sắm chứ ít khi đi vay mượn ai. Đây là một văn hoá tuyệt vời.

Ở Canada/Mỹ, người ta lại có văn hoá tiêu tiền trả góp. Từ những cái nhỏ nhất như iPhone cho đến xe cho đến cái nhà. Cái gì cũng có thể trả góp được. Nghĩa là bạn KHÔNG cần có tiền cũng vẫn có thể mua được iPhone, xe hay nhà. Các ngân hàng và doanh nghiệp luôn khuyến khích người ta vay nợ để mua sắm.


Có gì không ổn ở văn hóa vay – mua?

Vấn đề ở đây KHÔNG phải là nợ, mà chính là NỢ XẤU.

Nếu bạn mua xe trả góp, nhưng xe đó để phục vụ mục đích kinh doanh, tạo nguồn thu lớn hơn lãi suất trong dài hạn => Nợ tốt.
Nhưng mục đích xe đó để tiêu dùng => Nợ xấu. Xe không chỉ tốn tiền trả góp mà còn chi phí bảo hiểm, bảo trì vân vân. Xe càng đắt các chi phí này càng cao.

Văn hóa vay mua chưa hẳn đã hiệu quả
Một ví dụ gần gũi…

Nếu bạn mua nhà thế chấp, căn nhà đó dùng để kinh doanh, nguồn thu của bạn dùng để trả lãi và tiền vay mỗi tháng => Nợ tốt.
Nhưng chỉ để ở => Nợ “chưa chắc đã tốt”. Vì bạn phải trả rất nhiều chi phí cho căn nhà đấy mỗi tháng ngoài khoản lãi suất và tiền gốc. Tiền điện nước, thuế nhà đất, bảo hiểm, sửa chữa. Trong vòng 30 năm. Nhà càng đắt các chi phí này càng cao.
Trả góp không khôn khéo sẽ biến nợ thành nợ xấu và làm bạn ngập trong nợ nần. Không ít người thu nhập 100 ngàn đô một năm mà vẫn túng thiếu.

Đừng làm nô lệ cho đồng tiền

Nếu bạn thu nhập đủ cao và muốn có iPhone 7, bạn vốn dĩ đã có khả năng trả bằng tiền mặt, trả góp coi như cũng chẳng cần thiết. Còn nếu bạn không thể trả tiền mặt, trường hợp thu nhập chỉ 3-4 triệu 1 tháng chưa trừ chi phí, đừng gánh nợ. Vì bạn KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG MUA. Trả góp lại càng không cần thiết.

Ở Canada rất nhiều người vỡ nợ hoặc làm nô lệ dù thu nhập không hề thấp. Vì họ không phân biệt được thế nào là nợ kinh doanh (good debt) và thế nào là nợ tiêu dùng (bad debt).

Hãy là người vay mua nhà đất thông minh
Bài học tài chính nên ghi nhớ

Nếu có tiền mặt -> Mua bằng tiền mặt
Nếu không có tiền mặt -> Chấp nhận sự thực
Đừng vay trả góp để mua sắm, bạn sẽ biến thành nô lệ
Chỉ vay trả góp khi kinh doanh
Đặc biệt với tài sản giá trị lớn như nhà thì càng phải thận trọng trước khi rút hầu bao, nếu không muốn nợ “đè đầu cưỡi cổ” chỉ vì vay mua nhà không lượng sức.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *